View Single Post
Old 09-23-2008 Mã bài: 28725   #8
tie.pok
Thành viên ChemVN
 
tie.pok's Avatar

 
Tham gia ngày: Sep 2008
Location: Hà Nội
Tuổi: 34
Posts: 75
Thanks: 22
Thanked 106 Times in 38 Posts
Groans: 1
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 25 tie.pok will become famous soon enough tie.pok will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to tie.pok
Default

Hello shadow
Cảm ơn bạn đã trao đổi. Mình có một số ý kiến như thế này:
1. Các flavonoid thì ai cũng biết là chúng thuộc lớp chất phân cực (bản chất do sự chuyển dịch điện tử trong vòng thơm và nhóm C=O cũng có đóng góp cho sự phân cực của flavonoid). Cũng chính vì nó phân cực nên gần đây cả làng mới khảo sát các flavonoid trong HCTN (các chất kém phân cực đã được các tiền bối khảo sát hết rồi và cho biết rằng chúng chẳng có hoạt tính j hay ho), mà khi làm loại này, người ta hay vứt ngay đi cái phần chiết ban đầu từ nHexan. Theo kinh nghiệm thì flavonoids thường xuất hiện ở phần chiết Etyl acetat và Metanol.
Làm thao tác chiết lỏng lỏng về bản chất ý nghĩa và mục đích cũng chỉ là để cô lập các lớp chất không phân cực, phân cực trung bình và phân cực.

2. Trong bài viết trên của mình, ngâm 10 - 20g mẫu trong MeOH là bước khảo sát ban đầu (để chấm bản mỏng tìm hệ dung môi, sơ bộ đánh giá tương quan hàm lượng giữa chất trong mẫu, và để đưa đi thử hoạt tính kháng nấm kháng khuẩn của mẫu tổng). Chứ không phải chỉ ngâm từng ấy để làm hầm bà lằng các bước sau đó rồi đưa llên cột. Muốn làm để đưa lên cột, ít nhất cũng fải có 200g đến... rất nhiều g mẫu khô.
Mà như bạn nói, có rất nhiều chất trong mẫu chiết MeOH nên người ta mới phải thử với SKBM với cả chục hệ dm khác nhau. Khi SKBM dùng hệ dm không phân cực thì các chất không phân cực sẽ chạy lên còn các chất phân cực vẫn nằm nguyên ở vết gốc, sau đó SKBM với các hệ dm phân cực tăng dần cho đến khi trên bản mỏng thể hiện các chất không phân cực và phân cực vừa nằm hết ở tiền tuyến dm còn các chất phân cực được tách bên dưới với các Rf khác nhau còn ở vết gốc chỉ còn mờ mờ là ok.
Tất nhiên đây chỉ là bước khảo sát cơ bản ban đầu nên việc tách rõ ràng các chất ra khỏi nhau là 1 điều không tưởng.

3. Đúng như bạn nói việc tách trên CỘT của SK cột (trừ cột Sephadex) và tách trên CỘT của HPLC là hoàn toàn giống nhau về nguyên tắc và cơ chế tách. Mình biết là bạn làm nhiều về HPLC nên bạn hiểu. Nhưng điều mình muốn nói là cơ chế hoạt động của HPLC lại khác nhiều vì có được các điều kiện tuyệt vời như áp suất, gradient nồng độ,...

4. Bạn nhắc đến loại cột C18, có phải cái mà thiên hạ lâu nay vẫn gọi là cột pha đảo không? Vật liệu nhồi trong cột là silica gel có đính với gốc Hydrocacbon no R (chuỗi 18 C) chính thằng R này làm cho loại silica gel này trở nên rất không phân cực. Khi chạy cột C18 người ta chạy bằng H2O, H2O:MeOH, MeOH. Mà loại này có cái hay rất hợp với tính tiết kiệm của người Việt là khi dùng xong có thể rửa đi và lần sau làm thì nhồi cột dùng lại. Uh, nếu đúng là nó thì mình cũng có may mắn dùng hết 1 thùng của Meck rồi.

Chữ kí cá nhânKý cọt gì, có phong bì không mà ký? Ai thấy hay kích phát vào cảm ơn là vui lắm

tie.pok vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn tie.pok vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
huyngoc (11-07-2008)