Chủ Đề: Symmetry and Structure
View Single Post
Old 07-20-2008 Mã bài: 26479   #2
golddawn
Cựu Moderator
 
golddawn's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2005
Tuổi: 44
Posts: 112
Thanks: 0
Thanked 87 Times in 46 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 26 golddawn is on a distinguished road
Default

Yếu tố đối xứng
Trong tự nhiên, số lượng yếu tố đối xứng không nhiều cũng không ít, tùy theo cách chúng ta nghĩ. Có thể chia các yếu tố đối xứng thành 5 loại cơ bản sau:
Yếu tố đối xứng đồng nhất: Yếu tố là có nghĩa là không có làm gì cả, để yên phân tử ở đó. Đây là yếu tố đối xứng chỉ cần thiết cho các mô tả toán học của phép đối xứng. Trong đối xứng, nó không có vai trò gì cả, nó chỉ mô tả các phân tử không có yếu tố đối xứng khác như CHClFBr hay SOClF. Yếu tố đối xứng đồng nhất ký hiệu là E.



Yếu tố đối xứng trục bậc n
: Các bạn tưởng tượng các bạn có một ngôi sao năm cánh (phẳng) hay một hình tam giác đều. Pháp tuyến của các mặt phẳng đó ngay tai tâm của các hình đó chính là trục đối xứng của các hình đó. Với ngôi sao năm cánh, đó là trục đối xứng bậc năm, đối với tam giác đều, đó là trục đối xứng bậc 3. Điều đó có nghĩa là chỉ cần quay quanh trục đó một góc 360/5 đối với ngôi sao năm cánh hay 360/3 đối với tam giác đều sẽ thu được một hình mới giống như ban đầu mà chúng ta không tài nào phân biệt được là đã quay vật đó rồi hay chưa. Trục đối xứng bậc n ký hiệu là C(n) hoặc Cn



Yếu tố mặt đối xứng: Nói đến mặt đối xứng chắc các bạn gặp nó hằng ngày ví dụ như cái gương, mặt nước...Nói đơn giản, qua mặt đối xứng ta thu được một hình giống ý hệt. Hay nếu mặt đối xứng đó nằm trong vật thì bắt buộc mặt đó phải chia đôi vật. Mặt đối xứng kí kiệu là xích ma hoặc là m. Có ba hai loại mặt đối xứng, mặt đối xứng nằm ngang, mặt đối xứng nằm dọc và mặt đối xứng dọc chéo.




Yếu tố tâm đối xứng: Yếu tố này các bạn cũng thấy hằng ngày. Tuy nhiên có một số ràng buộc đối với yếu tố này là ngoại trừ khi yếu tố đối xứng nằm ở tâm của một nguyên tử, còn lại thì nếu có n loại nguyên tố khác nhau thì số nguyên tử của các nguyên tố đó phải là số chẳn. yếu tố tâm đối xứng kí hiệu là I



Yếu tố đối xứng cuối cùng thực ra là kết hợp của yếu tố đối xứng trục và mặt đối xứng, và có tên gọi là Yếu tố trục đối xứng bậc n không hợp thức khá phức tạp và không rõ ràng như các yếu tố trên, các bạn tự tìm hiểu thêm. Phép đối xứng của yếu tố này được thực hiện như sau cho trục S4: Đầu tiên quay quanh trục đối xứng (có thể là không tồn tại) một góc 90 độ sau đó đối xứng mặt qua mặt đối xứng (cũng có thể là không tồn tại) vuông góc với trục đó. Ký hiệu của nó là S(n) hoặc Sn



Tuần sau, hoặc ngày mai nếu có thể sẽ viết tiếp về thao tác hay phép đối xứng và nhóm đối xứng.

Chữ kí cá nhânCheck blognews and my Scientific interests on http://360.yahoo.com/ndzsau


thay đổi nội dung bởi: golddawn, ngày 07-20-2008 lúc 01:07 AM.
golddawn vẫn chưa có mặt trong diễn đàn  
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn golddawn vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
khanh.9 (09-29-2010)