View Single Post
Old 09-04-2009 Mã bài: 45456   #20
vaduc
Thành viên ChemVN
 
vaduc's Avatar

 
Tham gia ngày: Feb 2009
Posts: 27
Thanks: 16
Thanked 12 Times in 7 Posts
Groans: 1
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 vaduc is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to vaduc
Default

Hi,

Hôm nay mình muốn đi vào chi tiết thêm của từng công đoạn trong quy trình mạ lên nhựa, bạn nào có ý kiến nào thêm thì bổ sung cho mình nha. :-)

Đâu tiên của quy trình mạ là tẩy dầu mỡ. Tuy nhiên quá trình này có thể được bỏ qua, lý do mình sẽ giải thích.

Trong quá trình tẩy dầu mỡ, vật liệu cần mạ sẽ được ngâm trong dung dịch chứa chất tẩy dầu mỡ (tất nhiên rồi :D), thường là một chất hoạt động bề mặt.
Dầu mỡ cần được tẩy phần lớn xuất hiện trong công đoạn ép khuôn, thổi nhựa. Một phần có thể từ mồ hôi của người thao tác, gắn vật cần mạ lên gá treo...

Tiếp theo là quá trình xâm thực bề mặt(Etching) nhựa.

Như ta đã biết, bề mặt nhựa, ở đây là ABS hoặc ABS/PC là bề mặt trơ (về mặt điện hoá, dẫn điện), do đó vật mạ cần được xâm thực để tạo độ xốp giúp làm tăng độ bám của kim loại lên bề mặt nhựa trong các bước tiếp theo.

Quá trình xâm thực được thực hiện trong bể chrome, thông số cơ bản là: acid chromic (400g/l), acid sulfuric (400g/l), Chrome (III) ion < 30g/l, ngoài ra còn sử dụng chất thấm ướt giúp làm tăng sự tiếp xúc của bề mặt với dung dịch etching, và làm giảm sự bay hơi của dung dịch etching.

Như đã nói bên trên, quá trình tẩy dầu mỡ có thể được bỏ qua do bản thân dung dịch etching là một dung dịch oxy hoá rất mạnh và có thể phá huỷ dầu mỡ trên bề mặt vật mạ, nếu có.

Trong quá trình etching, một lượng nhất định hexavalent chrome sẽ bị khử về trivalent chrome. Nếu nồng độ của trivalent chrome lớn hơn 40g/l thì quá trình xâm thực xẽ bị hạn chế, và nếu trên 90 g/l thì gần như sẽ không thể xâm thực bề mặt nhựa.

Với nhựa ABS thì quá trình xâm thực xảy ra tương đối dễ dàng hơn so với xâm thực cho bề mặt ABS/PC. Nếu tỉ lệ PC trên 65% thì hiện chưa có giải pháp nào khả thi cho việc xi mạ lên vật liệu này.

Sau quá trình xâm thực, vật mạ sẽ cần được rửa qua nước rất nhiều lần để loại bỏ Cr (IV) [Cr Reducer] - do Cr(IV) sẽ làm ô nhiễm các công đoạn tiếp theo. Để việc loại bỏ Cr(IV) được dễ dàng và triệt để, thông thường sẽ sử dụng một chất khử Cr(IV) về Cr(III).

...

(to be continued)
...

Thanks for reading...

thay đổi nội dung bởi: vaduc, ngày 09-04-2009 lúc 10:26 PM.
vaduc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn