View Single Post
Old 09-16-2006 Mã bài: 3997   #1
99h2
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 43
Posts: 3
Thanks: 0
Thanked 3 Times in 3 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 99h2 is an unknown quantity at this point
Default QUY TRÌNH QUANG KHẮC

Xin chào các sư huynh, sư tỷ, và cộng đồng dân cư chemvn.net. Mình là một thành viên mới, và để chào sân, xin góp vui một topic mới: PHẢN ỨNG ĐÓNG RẮN BẰNG QUANG HOC.



Đóng rắn bằng nguồn bức xạ tia UV, ánh sáng, tia laser... là những kỷ thuật phản ứng mới, bắt đầu phát triển trong thập niên 90. Quy trình kỹ thuật này được nhanh chóng áp dụng trong sản xuất công nghiêp.

Kỹ thuật này dựa trên sự phản ứng hóa học được kích thích bằng các tác nhân quang học (UV, IR, chùm tia electron, tia X,chùm tia plasma...). Quy trình đóng rắn này xảy ra rất nhanh chóng,ở nhiệt độ phòng, đòi hỏi năng lượng thấp, không gây ô nhiễm, chi phí thâp...

Dưới tác nhân quang học, các monomer, prepolymer, oligomer sẽ thực hiện những liên kết ngang giữa các mạch phân tử lại với nhau, hình thành một polymer có cấu trúc mạng lưới. Theo tài liệu mà mình có được, thì tác giả gọi những polymer này là những polymer cảm quang. Nhưng theo quan điểm của mình: đây không phải là polymer cảm quang, mà chỉ là phản ứng đóng rắn bằng tác nhân quang hoc. Vì khi thực hiện phản ứng này, chất khơi mào nhạy quang sẽ hình thành ra góc tự do, hay caiton, anion. Sau đó chúng sẽ phản ứng ứng các loại monomer, oligomer, prepolymer có chứa nối đôi để hình thành nên những góc tự do lớn hơn. Cuối cùng chúng sẽ liên kết lại với nhau để hình thành một polymer có cấu trúc mạng lưới dày đăc. Tóm lại, cơ chế phản ứng giống như cơ chế phản ứng trùng hợp các polymer đã từng học, chỉ khác là khơi mào bằng tác nhân quang học(CÒN QUAN ĐIỂM CỦA CÁC BẠN?)

Ứng dụng phản ứng đóng rắn này trong ngành công nghiệp in ấn, mực in, quang khắc, lưu trữ thông tin bằng quang hoc...Kỷ thuật đóng rắn này được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp chế tạo bản mạch điện tử, công nghệ quang khắc ( để chế tạo những vi hệ thống có kích thước micro MEMs và nano NEMs: transitor, diod,...). Cụ thể hơn là chế tạo lớp màng PHOTORESIT.

Mình sẽ post tiếp lý thuyết cơ bản về photoresist nếu các bạn thích thú về đề tài này

thay đổi nội dung bởi: 99h2, ngày 09-20-2006 lúc 05:35 PM.
99h2 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn 99h2 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
anh thai (02-27-2010)