Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ - ORGANIC CHEMISTRY FORUM > NỀN TẢNG HỮU CƠ - FUNDAMENTAL ORGANIC CHEMISTRY

Notices

NỀN TẢNG HỮU CƠ - FUNDAMENTAL ORGANIC CHEMISTRY Những vấn đề đại cương của hữu cơ anh em có thể thảo luận ở đây !

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Siêu acid.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-06-2006 Mã bài: 389   #1
lmqcuong1611
Thành viên ChemVN
 
lmqcuong1611's Avatar

 
Tham gia ngày: Jan 2006
Location: TPHCM
Tuổi: 38
Posts: 59
Thanks: 0
Thanked 21 Times in 7 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 lmqcuong1611 is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to lmqcuong1611
Default Siêu acid

Siêu axít

Siêu axít có thể định nghĩa như một axít với độ axít lớn hơn của axít sulfuric nồng độ 100%. Một số siêu axít đơn giản bao gồm axít triflorometansulfonic (CF3SO3H), còn gọi là axít triflic, và axít florosulfuric (FSO3H), cả hai axít này là hàng nghìn lần mạnh hơn axít sulfuric. Trong nhiều trường hợp, siêu axít không phải là một hợp chất đơn, mà là một hệ của nhiều hợp chất liên kết với nhau để tạo ra độ axít cao.

Thuật ngữ "siêu axít" nguyên thủy được tạo ra bởi James Bryant Conant năm 1927 trong phân loại các axít mà chúng mạnh hơn các axít vô cơ thông thường. George A. Olah đoạt giải Nobel năm 1994 về hóa học [1] vì các nghiên cứu của ông về các siêu axít và công dụng của chúng trong các theo dõi trực tiếp về cacbocation.

"Axít ma thuật" của Olah là tên gọi do khả năng kỳ diệu của chúng để hòa tan sáp nến. Axít ma thuật là hỗn hợp của axít Lewis pentaflorua antimon (SbF5) và axít florosulfuric (axít Bronsted). Hệ siêu axít mạnh nhất đã biết, gọi là axít floroantimonic, là hỗn hợp của axít flohiđric và pentaflorua antimon. Trong hệ này, axít flohiđric giải phóng prôton (H+), và gốc bazơ liên hợp (F-) bị cô lập một cách có hiệu quả bằng cách tạo ra một liên kết phối hợp rất mạnh với pentaflorua antimon. Kết quả của liên kết này là anion vô cơ lớn (SbF6-), đây là một nucleophil rất yếu và là bazơ rất yếu.
lmqcuong1611 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-06-2006 Mã bài: 6209   #2
Khanh061A
Thành viên ChemVN
 
Khanh061A's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2006
Tuổi: 35
Posts: 3
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Khanh061A is an unknown quantity at this point
Default

Cho em hỏi , ở đây " mạnh " là mạnh theo định nghĩa nào ạh. Nếu theo độ phân ly thì acid sulfuric 100% không phân li.
Theo khả năng hóa học thì acid sulfuric cũng không có hóa tính mạnh lắm.
Em không hiểu một điểm nữa là HF làm sao giải phóng H+ , và theo em nghĩ thì đâu thể có H+ tồn tại độc lập.
Khanh061A vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-19-2006 Mã bài: 6394   #3
typn
Thành viên ChemVN
 
typn's Avatar

 
Tham gia ngày: Feb 2006
Tuổi: 37
Posts: 3
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 typn is an unknown quantity at this point
Default

sao ko thấy bác lqc trả lời nhỉ? tui cũng thắc mắc là với các acid nguyên chất , làm sao để so sánh độ mạnh T_T ko học ko bít nên ko có tội nha
chẳng lẽ so sánh = cách cho phản ứng với 1 chất nào đó , rồi so sánh tốc độ phản ứng à?

theo đâu mà bạn lại nói acid sulfuric ko có hóa tính mạnh nhỉ?

Chữ kí cá nhâncuộc đời là 1 củ chuối trẻ xanh xao ( ăn chơi dữ quá ) , lớn lên thì vàng vọt ( co thể suy nhược rồi ) , lại còn bị người ta "bóc, lột" ^^, còn vỏ thì vứt ( chết ngắc ngứ rồi ), ... he he

Triết lý sống :
còn trẻ còn sức khỏe còn chơi được thì hãy lo chơi , kẻo lúc về già lại hối tiếc
sự học là như là biển rộng , nên ở trên bờ kẻo chết đuối


typn vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:13 PM.