Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ - ORGANIC CHEMISTRY FORUM > NỀN TẢNG HỮU CƠ - FUNDAMENTAL ORGANIC CHEMISTRY

Notices

NỀN TẢNG HỮU CƠ - FUNDAMENTAL ORGANIC CHEMISTRY Những vấn đề đại cương của hữu cơ anh em có thể thảo luận ở đây !

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Quan hệ giữa nhóm thế với hiệu ứng liên hợp.


 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 12-10-2005 Mã bài: 170   #1
bluemonster
Wipe out Lazy Man
 
bluemonster's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: HCMUS
Tuổi: 37
Posts: 1,200
Thanks: 132
Thanked 614 Times in 196 Posts
Groans: 28
Groaned at 16 Times in 10 Posts
Rep Power: 107 bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all
Send a message via ICQ to bluemonster Send a message via Yahoo to bluemonster
Default Quan hệ giữa nhóm thế với hiệu ứng liên hợp

Các nhóm +C: thường các nhóm này còn đôi điện tử không liên kết hay cặp e chưa sử dụng. VD: -O (trừ) ; -S (trừ) ; -OH ; -SH ; -SR ; -NH2 ; -NR2 ; F ; Cl ; Br …
Đáng chú ý là ở hầu hết các nhóm có hiệu ứng +C đều có hiệu ứng –I ở những mức độ khác nhau, vì vậy mỗi nhóm thế luôn thể hiện một hiệu ứng tổng quát bao gồm cả hai lọai hiệu ứng đó. Vì vậy đối với một nhóm thế ta cần phân biệt tính đẩy e nói chung và tính đẩy e chỉ trong mạch liên hợp.
VD: CH3O- là nhóm thế đẩy e nói chung và cả cả khi nói riêng về mặt liên hợp.
Trong khi đó nhóm hal là nhóm hút e nói chung, chúng chỉ đẩy e khi ở trong hệ liên hợp.
Qui luật: nguyên tử mang điện tích âm có hiệu ứng +C mạnh hơn nguyên tử tương tự không mang điện. VD: -O (trừ) > -OR
Nguyên tử của những nguyên tố thuộc cùng chu kì nhỏ, nguyên tố càng ở bên phải, lực +C của các nguyên tử càng nhỏ. VD: -NR2 > -OR > -F
Có thể giải thích dễ dàng dựa vào độ âm điện.
Đối với những nguyên tử của những nguyên tố thuộc trong cùng một phân nhóm chính thì càng xuống dưới lực +C càng giảm.
VD: -F > -Cl > -Br > -I
-OR > -SR > -SeR
Có hai hướng giải thích được công nhận:
+càng ở phía dưới phân nhóm chính, số lớp tăng làm cho bán kính nguyển tử tăng, khả năng xen phủ với obitan pi của hệ để tạo cộng hưởng yếu.
+Cũng có thể giải thích theo hiệu ứng I pi: có nghĩa là dựa vào độ âm điện, hiệu ứng I pi cũng làm định hướng pứ electronphin của vòng vào các vị trí ortho- , -para . Khi xét với nhóm hal, ta thấy tuy hal định hướng vòng ở các vị trí ortho- ,para- nhưng mặt khác nó làm cho vòng kém họat hóa, hal là những nhóm thế được xếp vào nhóm thế phản họat hóa. Chính vì vậy ở đây nếu ta dùng độ âm điện với hiệu ứng I pi giải thích thì chính xác hơn. Tóm lại, tùy trường hợp mà ta có thể dùng hướng này hoặc hướng kia để giải thích, miễn sao cho hợp lí nhất với thực nghiệm, vì hóa học là môn khoa học thực nghiệm.
Các nhóm –C: Đa số các nhóm –C đều chưa no.VD: -NO2 ; -CHO ; -COR ; …
Thường các nhóm có hiệu ứng –C đều có thêm hiệu ứng –I nên tính chất hút e của chúng càng mạnh.
Với các nhóm thế chưa no với cấu tạo chung –C=Z , Z càng về bên phải trong cùng một chu kì nhỏ thì hiệu ứng –C càng tăng.
VD: -C=O > -C=NR > -C=CR2
Trong hai nhóm tương tự nhau nhóm nào có điện tích dương lớn hơn thì lực +C cũng lớn hơn.
-C=NR2 (cộng) > -C=NR

Chữ kí cá nhân
Chemistry is a practical science, the theories can't make practices, they just be used to explain practices !
"Thanks" on ChemVN ... SOS


bluemonster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:49 PM.