Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC ỨNG DỤNG - APPLIED CHEMISTRY ::.. > HÓA HỌC ỨNG DỤNG - APPLIED CHEMISTRY

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - xử lý chất thải máu cá.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 11-08-2007 Mã bài: 17284   #1
THU MUOI
Thành viên ChemVN
 
THU MUOI's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2007
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 THU MUOI is an unknown quantity at this point
Default xử lý chất thải máu cá

Mình đang tìm cách xử lý nguồn chất thảy là máu cá từ các nhà máy sản xuất thuỷ sản. Nếu các bạn trong diễn đàn biết gì về thành phần các nguyên tố trong máu cá xin giúp mình với. Chân thành cảm ơn.








Hàng trăm hộ dân ở thành phố Long Xuyên, An Giang ngập trong nước thải chứa mỡ và máu cá

Tại phường Mỹ Quí, thành phố Long Xuyên, An Giang, nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản chảy ra đọng lại sau lưng nhà dân tạo thành đầm nước đen ngòm đầy ruồi nhặng, bốc mùi hôi thối.

Chỉ sàn bếp ngập ngụa nước, bà Nguyễn Thị Nhiều nói: “Hôm nào lặng gió hôi đến thở không nổi, phải mở quạt máy suốt đêm mới ngủ được”.

Ở An Giang hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản đều nằm trong khu vực dân cư. Riêng tại phường Mỹ Quý, 4 nhà máy “mọc” lên ngay trên diện tích đã được Chính phủ quy hoạch khu dân cư tiểu thủ công nghiệp Mỹ Quí. Từ năm 2001 các nhà máy lần lượt “định vị” tại đây, chen giữa bốn bề dân cư và lấn ra tận ngoài sông.

Ban đầu các đơn vị này chưa xây dựng hệ thống xử lý nên bao nhiêu chất thải, nước thải cứ tuôn thẳng ra sông, đổ ra khu dân cư. Người dân ở các khu vực lân cận nhà máy kể: “Xác cá chết, mỡ, máu cá lều bều. Hằng ngày phải bơi xuồng ra giữa sông tắm giặt, lấy nước về dùng”.

Đường ống nước thải từ trong nhà máy liên tục đổ ra đây rồi chảy thẳng ra sông nên những ngày mưa, nước thải dâng ngập lênh láng. Người dân kể một lần đường ống bị vỡ, túa ra loại nước đen kịt cùng giòi bọ nhung nhúc và mùi hôi lan cả một vùng.



Nước máu, mỡ từ chế biến thủy sản của Công ty Nam Việt tuôn trực tiếp ra sông Hậu. Ảnh: Tuổi Trẻ

Tại khu vực này, nước thải từ Công ty Nam Việt (Navico), mấy miệng cống to“vô tư” tuôn loại nước sẫm màu và máu đỏ quạch trực tiếp ra sông. Cạnh đấy một miệng cống khác và một rãnh nhỏ đang rỉ ra thứ nước nhầy nhầy màu trắng hắt lên mùi hôi nồng khó chịu. ""Mấy năm rồi, ngày nào cũng vậy", một người dân cho biết.

Ô nhiễm gấp 2.200 lần cho phép

An Giang có 13 nhà máy chế biến thủy sản, trong đó mới có 8 nhà máy đã xây dựng và đưa hệ thống xử lý nước thải vào hoạt động. Theo Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh, dù có hệ thống xử lý nhưng kết quả quan trắc mới đây cho thấy, nước thải ra từ các nhà máy này chưa đạt tiêu chuẩn. Về chỉ tiêu vi sinh Coliform trong 4 nhà máy được giám sát thì có 2 đơn vị vượt 920-2.200 lần.

Ông Nguyễn Thành Tâm, Phó giám đốc Sở, cho biết: “Do hệ thống xử lý vận hành không liên tục hoặc không đáp ứng công suất chế biến”. Chẳng hạn, Công ty Nam Việt mỗi ngày thải ra lượng nước thải 3.000 m3, nhưng công suất xử lý chỉ 400 m3/ngày, còn bao nhiêu cứ tuôn trực tiếp ra sông.

Sở Tài nguyên - môi trường cho rằng: “Để giảm chi phí, vì lợi nhuận, doanh nghiệp thường cho ngưng hoạt động hệ thống xử lý chất thải”. Do vậy, đến nay người dân vẫn cứ sống chung với ô nhiễm.


Người dân sống chung với nước bẩn. Ảnh: Tuổi Trẻ

Đặc biệt, tình hình quanh khu vực Công ty Nam Việt (hoạt động từ năm 2001), tình trạng gây ô nhiễm càng trầm trọng. Người dân bức xúc: “Chúng tôi gửi hơn 40 lá đơn tập thể đến nhiều nơi, nhiều báo đài phản ánh nhưng rồi đâu vẫn vào đấy. Ô nhiễm vẫn cứ ô nhiễm”.

Năm 2004, học sinh điểm Trường tiểu học Bùi Thị Xuân đang buổi học chiều chợt kêu chóng mặt, nhức đầu rồi mặt mày tái nhợt, ngất xỉu ngay tại lớp. Cô giáo cuống cuồng vừa chạy vừa khóc la cầu cứu, bà con xúm lại sơ cứu... Sau sự cố đó điểm trường này dời đến dạy tạm ở nơi khác.
THU MUOI vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn THU MUOI vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
huyngoc (08-24-2009), tuyethtv (04-23-2010)
Old 11-08-2007 Mã bài: 17285   #2
LangTu01
Thành viên ChemVN
 
LangTu01's Avatar

 
Tham gia ngày: Jan 2007
Tuổi: 38
Posts: 57
Thanks: 81
Thanked 15 Times in 13 Posts
Groans: 1
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 LangTu01 is an unknown quantity at this point
Default máu cá từ nhà máy thủy sản

theo tôi được biết thì hiện nay có người đã thành công trong việc trích máu cá làm nguyên liệu cho thức ăn gia súc. người ta lấy máu cá sau đó đem phơi khô hoặc sấy rồi nghiền làm thức ăn cho gia súc( làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất)

Chữ kí cá nhânTrên đời có lắm éo le
Nhân sâm thì ít, rể tre thì nhiều!


LangTu01 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-08-2007 Mã bài: 17296   #3
napoleon9
Cựu Moderator

"học hoc nữa học mãi ...tới khi
 
Tham gia ngày: Jun 2007
Location: cần thơ
Tuổi: 37
Posts: 480
Thanks: 88
Thanked 49 Times in 37 Posts
Groans: 0
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 48 napoleon9 will become famous soon enough napoleon9 will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to napoleon9
Default

theo mình học môn sinh hoá thì máu cá đầu tiên nghười ta biến tính bằng muối , làm cho protein bị biến tính sau đó người ta tách tạp chất ra sau đó đi làm khô dùng cho thức ăn gí súc, thuỷ sản...
môn sinh hoá chỉ học sơ qua thôi chứ ko rành lắm đâu? có gì nhờ mấy huynh chỉ giáo học lâu quá cũng quên

Chữ kí cá nhânNguyễn Hoàng Quốc Vũ
quocvu1986@gmail.com



napoleon9 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-11-2007 Mã bài: 17448   #4
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default

Hi,
Mình có 1 đề nghị nhưng chưa thử bao giờ, bạn làm thử xem thành công không nha (lấy nước làm cá của mẹ để thử nghiệm trên qui mô nhỏ trước). Bạn lấy nước thải lọc bỏ tạp rắn, đem nước qua lọc hòa tan với nước ép dứa (thơm) hoặc mủ trái đu đủ sống. Ngâm ủ và theo dõi cho đến khi lên men, đem lọc một lần nữa thì nước qua lọc có thể là nước tương hoặc nma81ma81m, nhưng để ăn được thì cần qui trình chính xác hơn, mong mọi người góp ý kiến thêm.
Thân.
tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-23-2010 Mã bài: 58198   #5
namlun_no1
Thành viên ChemVN

fighting!!!!!!
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Tuổi: 34
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 namlun_no1 is an unknown quantity at this point
Default

mình cũng đang làm khóa luận về đề tài này, nhưng không tìm được tài liệu, bạn nào có tài liệu thì gửi cho mình được không?

thay đổi nội dung bởi: namlun_no1, ngày 04-23-2010 lúc 12:34 PM.
namlun_no1 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:42 AM.