Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ - ORGANIC CHEMISTRY FORUM > MÔ HÌNH HOÁ TRONG HỮU CƠ - SIMULATION AND MODELING IN ORGANIC CHEMISTRY

Notices

MÔ HÌNH HOÁ TRONG HỮU CƠ - SIMULATION AND MODELING IN ORGANIC CHEMISTRY Mọi vấn đề của hữu cơ, nhưng được nhìn dưới góc độ lượng tử, với sự tương tác giữa các orbital...

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 09-26-2006 Mã bài: 4299   #1
bluemonster
Wipe out Lazy Man
 
bluemonster's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: HCMUS
Tuổi: 37
Posts: 1,200
Thanks: 132
Thanked 614 Times in 196 Posts
Groans: 28
Groaned at 16 Times in 10 Posts
Rep Power: 107 bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all
Send a message via ICQ to bluemonster Send a message via Yahoo to bluemonster
Thumbs up Electrocyclic reaction

Electrocyclic reaction:
Đây có thể nói là một nhánh phản ứng rất hay trong họ pericyclic reactions, BM đọc tài liệu về phản ứng này thấy rất khoái, và ko hiểu tại sao hoá lý thuyết lại có những minh chứng, những lý luận chỉ dựa trên những vân đạo biên hay như vậy !!! Chính vì thế, bây giờ BM sẽ viết tất cả những hiểu biết của mình về phản ứng này, rất mong được anh em tham gia thảo luận để nâng level về phản ứng này lên nữa ! Bắt đầu vào nhé !
Phản ứng electrocyclic: nhắc lại định nghĩa, đây là một phản ứng có sự đóng vòng nội phân tử ở trạng thái trung gian, đến khi hình thành sản phẩm thì hoặc nó sẽ mở vòng hoặc nó sẽ đóng vòng, tuỳ trạng thái đầu của hợp chất !
Để đọc hiểu được phản ứng này, anh em phải tự review lại mấy giản đồ MO pi cơ bản từ 2 electron pi đến 8 electron pi, với thêm một vài thằng ionic nữa là ok !!!
Xét mô hình đơn giản nhất khi nói về electrocyclic nhé:


Đầu tiên là mô hình đóng vòng conrotatory, có nghĩa là đóng vòng với sự quay terminal orbital cùng một chiều, còn mô hình đóng vòng disrotatory thì các terminal orbital quay ngược chiều nhau. Sự quay này sở dĩ có là do muốn đóng vòng phải có tương tác cùng phase, và cùng chính sự quay này làm cho mỗi phản ứng electrocyclic có tính đặc thù lập thể !Chỉ cần xét đơn giản hai mô hình trên thì ở conrotatory closure đưa ra sản phẩm cis, trong khi ở mô hình disrotatory closure thì đưa ra sản phẩm trans.
Ví dụ tương tác cùng phase với ngược phase nhé:


Một điều tối quan trọng khi làm việc với các electrocyclic reaction, khi thực hiện phản ứng đóng vòng (closure) thì trạng thái MO pi ban đầu là HOMO, còn khi thực hiện phản ứng reverse của nó (open) thì trạng thái muốn đưa về phải là HOMO. Ở đây, Ian Fleming có đề xuất một ý kiến đó là tưởng tượng sự mở vòng như là sự tương tác cycloaddition (hix ! Ông này nhiều chuyện gớm !) như sau:
trước tiên là mở vòng 4 electron pi trước nhé !


Pro Ian Fleming cho rằng mấu chốt của vấn đề mở vòng là conrotatory hay disrotatory đều do tương tác cùng phase của hai AO sigma (đóng vai trò là HOMO) với hai AO ở gần nhất (đóng vai trò là LUMO). Hay một ví dụ nữa ở hệ cyclohexadiene:


Nói chung theo cách của pro nào cũng được, hoặc Evans hoặc Ian Fleming, vì nó đều cho ra những sản phẩm giống nhau, anh em chỉ đọc thêm cho biết thế thôi !!!

Chữ kí cá nhân
Chemistry is a practical science, the theories can't make practices, they just be used to explain practices !
"Thanks" on ChemVN ... SOS


bluemonster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:57 AM.