Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ PHÂN TÍCH - ANALYTICAL CHEMISTRY FORUM > PHÂN TÍCH TRẮC QUANG - PHOTOMETRIC ANALYSIS

Notices

PHÂN TÍCH TRẮC QUANG - PHOTOMETRIC ANALYSIS Những bài về phương pháp này post vào đây.

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Ứng dụng nguyên tắc trắc quang vào chuẩn độ tự động.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 06-15-2008 Mã bài: 25242   #21
trigvhoa
Thành viên ChemVN

camchauduyen88.dacvuk82
 
Tham gia ngày: Jul 2007
Tuổi: 41
Posts: 23
Thanks: 1
Thanked 3 Times in 3 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 trigvhoa is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to trigvhoa
Default

Thầy MinhTruc ơi! Em search trên mạng thấy có đề tài xác định đồng thời các nguyên tố đất hiếm bằng phương pháp Phirod cải tiến của thầy trần Tứ Hiếu nhưng em k0 biết phương pháp đó như thế nào và thuộc nhóm phương pháp phân tích nào cả. Em mong thầy chỉ giúp em được k0 ạ! Em cảm ơn thầy!
À còn nưa, mong thầy giúp em luôn! Em tìm trên mạng chỉ thấy hằng số thủy phân nấc 1 của La3+ thầy có thể cho em thêm các hằng số thủy phân còn lại được k0 ạ!

thay đổi nội dung bởi: trigvhoa, ngày 06-15-2008 lúc 02:06 AM. Lý do: viết sai chính tả
trigvhoa vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-15-2008 Mã bài: 25254   #22
huy_hpt
Thành viên ChemVN
 
huy_hpt's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2007
Location: Hà Nội
Posts: 65
Thanks: 5
Thanked 13 Times in 10 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 25 huy_hpt will become famous soon enough huy_hpt will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to huy_hpt
Default

"phương pháp Phirod cải tiến" là phương pháp trắc quang dùng để xác định đồng thời nhiều cấu tử trong một mẫu có phổ xen lẫn hoặc rất sát nhau mà không cần tách. Phương pháp cũng không có gì đặc biệt nó là phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến trên cơ sở phép bình phương tối thiểu. Thực chất là lập hệ phương trình tuyến tính m phương trình n ẩn số (m: số các bước sóng đo; n: nồng độ các chất cần xác định). Đo độ hấp thụ quang tại càng nhiều bước sóng thì độ chính xác càng cao (tất nhiên phụ thuộc cả vào các điều kiện khác như lựa chọn thích hợp bước sóng, điều kiện thuốc thử...)

thay đổi nội dung bởi: huy_hpt, ngày 06-15-2008 lúc 03:43 PM.
huy_hpt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-15-2008 Mã bài: 25264   #23
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 65 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi trigvhoa View Post
Thầy MinhTruc ơi! Em search trên mạng thấy có đề tài xác định đồng thời các nguyên tố đất hiếm bằng phương pháp Phirod cải tiến của thầy trần Tứ Hiếu nhưng em k0 biết phương pháp đó như thế nào và thuộc nhóm phương pháp phân tích nào cả. Em mong thầy chỉ giúp em được k0 ạ! Em cảm ơn thầy!
À còn nưa, mong thầy giúp em luôn! Em tìm trên mạng chỉ thấy hằng số thủy phân nấc 1 của La3+ thầy có thể cho em thêm các hằng số thủy phân còn lại được k0 ạ!
Phương pháp Phirod cải tiến(improved vierordt method) cơ bản là phương pháp trắc quang. Phương pháp trắc quang về cơ bản là dùng để định lượng một hợp chất (phân tử) nào đó có hấp thu bức xạ trong vùng UV-VIS. Phép xác định chỉ đúng nếu chỉ chất phân tích trong mẫu hấp thu tại một hay nhiều bước sóng khảo sát và độ hấp thu tuân theo theo định luật Bouguer Lambert Beer. Vì độ hấp thu mang tính cộng tính tức là nếu trong dung dịch mẫu khảo sát có nhiều hơn một chất hấp thu tại bước sóng đang đo thì độ hấp thu đọc đuợc trên máy sẽ là tổng độ hấp thu của các cấu tử thành phần trong dung dịch mẫu --> ta không thể xác định đúng nồng độ chất phân tích có trong mẫu. Cụ thể là nếu ta cần đo hấp thu tại bước sóng λ1 có hai chất hấp thu A và B có nồng độ Ca và Cb, hệ số hấp thu phân tử là ε1(λ1) và ε2(λ1). Độ hấp thu A tại bước sóng λ1 là A(λ1) = ε1(λ1)*Ca + ε2(λ1)*Cb. Nếu hai chất này cũng hấp thu tại bước sóng (λ2) và hệ số hấp thu phân tử là ε1(λ2) và ε2(λ2). Độ hấp thu A tại bước sóng λ2 là A(λ2) = ε1(λ2)*Ca + ε2(λ2)*Cb. Như vậy nếu biết các hệ số hấp thu phân tử của hai chất trên tại hai bước sóng khảo sát thì hoàn toàn có thể tính đuợc nồng độ từng chất Ca và Cb bằng cách giải hệ phương trình tuyến tính trên. Đây là phương pháp Phirod. Thực tế người ta có thể mở rộng phạm vi áp dụng của phương pháp này cho dung dịch mẫu chứa n cấu tử và đo tại > n bước sóng để tăng độ chính xác của các giá trị nồng độ các chất trong mẫu tính đuợc. Đây gọi là phương pháp Phirod cải tiến.
Về sự thủy giải của La3+ thì trong tài liệu tôi tìm đuợc (Handbook of Anlytical Chemistry của J.U. Lurie) thì cũng chỉ tìm đuợc hằng số không bền sự thủy giải của nấc thứ nhất mà thôi, các nấc khác không cho, có lẽ là do chúng không tồn tại dạng phức mà chuyển sang dạng kết tủa hydroxide chăng!!!???
Vài dòng trao đổi
Thân ái
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn giotnuoctrongbienca vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Hồ Sỹ Phúc (05-18-2010)
Old 06-18-2008 Mã bài: 25370   #24
trigvhoa
Thành viên ChemVN

camchauduyen88.dacvuk82
 
Tham gia ngày: Jul 2007
Tuổi: 41
Posts: 23
Thanks: 1
Thanked 3 Times in 3 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 trigvhoa is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to trigvhoa
Default Ứng dụng nguyên tắc trắc quang vào chuẩn độ tự động

Uhm! Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ! Thì ra pp Phirod cải tiến là thế! Cách làm đó thì đã nghe nhưng giờ mới biết đó là pp Phirod! Một lần nữa cảm ơn mọi người! qua đây thấy mình còn yếu hóa phân tích quá!
trigvhoa vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:28 AM.