Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ - ORGANIC CHEMISTRY FORUM > HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN - NATURAL COMPOUND FORUM

Notices

HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN - NATURAL COMPOUND FORUM Mọi sự hiểu biết về hợp chất thiên nhiên, các công nghệ tách, chiêt... các bạn có thể chia sẽ được vào đây !

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Chất dẫn dụ (Pheromone).


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-09-2008 Mã bài: 19360   #1
Scooby-Doo
Thành viên tích cực

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Posts: 292
Thanks: 3
Thanked 147 Times in 71 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 67 Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold
Default Chất dẫn dụ (Pheromone)

Giới thiệu

Thuật ngữ “pheromone” được giới thiệu lần đầu tiên bởi Peter Karlson và Martin Lüscher vào năm 1959 dựa trên nền tảng tiếng Hy Lạp pherein (vận chuyển) và hormon (thúc đẩy). Pheromone là một hóa chất sản xuất bởi động vật như là một tín hiệu hóa học để hấp dẫn thành viên khác trong cùng một chủng loài. (Theo Oxford Advanced Learner Dictionary). Pheromone có ảnh hưởng đến hành vi và sinh lý của động vật.

Mặc dù động vật có xương sống và cây cỏ cũng có sử dụng pheromone đễ trao đổi tín hiệu nhưng côn trùng mới là kẻ sử dụng pheromone một cách thiện nghệ nhất. Ví dụ như: ong mật thợ tiết ra chất dẫn dụ để hướng dẫn bày ong bay về tổ. Pheromone của bọ Nhật bản và bọ gypsy có thể dùng để điều khiển nhiều hành vi khác nhau như theo dõi, kiểm soát số lượng qua việc kết đôi và đẻ trứng. Tằm tiết ra chất Bombykol (hình dưới) để hấp dẫn bạn tình.


Trong động vật hữu nhũ và bò sát, pheromone được nhận biết bởi cơ quan được đặt tên là Jacobson nằm ở ở giữa mũi và miệng và là tầng đều tiên của cơ quan cảm nhận. Pheromone ở một số động vật lại được nhận biết bằng màng cảm nhận.

Phân loại pheromone

Theo tính chất tác động, pheromone được chia làm nhiều loại khác nhau như sau

Pheromone tập hợp (Aggregation pheromones): Chỉ tạo ra bởi một giới trong cùng một chủng loài và chúng có tác dụng hấp dẫn đến cả hai giới.

Sự tụ hội của bọ nhộng theo tín hiệu pheromone.

Pheromone báo động (Alarm pheromones): Một vài loài khi bị tấn công bởi động vật ăn thịt, một vài loài tiết ra những hợp chất bay hơi để các thành viên khác bay đi (như ở con rệp vừng) hoặc tụ lại (như ở ong). Pheromone cũng tồn tại trong cây cỏ. Một số loại cây tỏa ra pheromone khi chúng bị trầy xước khiến những cây khác tăng hàm lượng tannin (có vị đắng) trong cây khiến cho cây trở nên kém ngon miện đối với động vật ăn cỏ. Cây cỏ cũng thong minh quá!

Pheromone đánh dấu lãnh địa (Territorial pheromones): Những loại pheromone này được phóng thích vào trong môi trường để đánh dấu biên giới giữa những vùng lãnh thổ của động vật. Ví dụ như con cún tè ra nước tiểu có chứa pheromone này để đánh dấu và tuyên bố chủ quyền dấu lãnh thổ của chúng.

Pheromone đánh dấu lãnh địa chỉ dùng cho con cái (Epideictic pheromones)
Côn trùng cái dùng những loại pheromone này được nhận dùng để đánh dấu lãnh địa của chúng và nhận biết được bởi những con khác. Ông Fabre, nhà côn trùng học người Pháp, (22.12. 1823 – 11.11.1915) phát hiện ra những con cái đẻ trứng trên trái cây cùng với những hợp chất huyền bí quanh tổ của chúng để gửi tín hiệu đến những con cái khác cùng loài để chúng khác phải làm tổ ở nơi nào đó khác.

Pheromone dẫn dụ (Releaser pheromones)
Đây là những hợp chất hấp dẫn cực mạnh mà một vài loài dùng để hấp dẫn bạn tình trong khoảng cách hai dặm hoặc xa hơn. Loại pheromone này được đáp trả nhanh chóng nhưng rất mau suy giảm. Trái lại những pheromone theo mùa (primer pheromone) có tác dụng chậm hơn nhưng lại lâu hơn rất nhiều. Ví dụ hồi trước trong phòng TN Hóa Hữu cơ có điều chế methyleugenol là chất dẫn dụ của loài ruồi vàng hại trái cam. Khi SV rửa dụng cụ thì loài ruồi này không biết ở đâu bay vào lab.

Pheromone báo hiệu mùa ?? (Primer pheromones)
Đây là loại pheromone gây ra sự thay đổi của những giai đoạn phát triển của động vật. Ví dụ: tìm bạn, đẻ trứng...

Pheromone dẫn đường (Trail pheromones)
Loại pheromone này rất phổ biến trong hoạt độn xã hội của côn trùng. Ví dụ như kiến đánh dấu đường đi của chúng bằng loại pheromone này là những hydrocarbon không bay hơi. Để chúng có thể mang thức ăn về tổ và dẫn đường cho các con khác đến. Khi nguồn thức ăn hãy còn, loại pheromone này vẫn được tiết ra dể dẫn đường. Khi nguồn thức ăn cạn dần, việc đánh dấu đường dẫn cũng bị triệt tiêu. Ở một số loài kiến, khi thức ăn không còn nữa, đường dẫn được đánh dấu bằng loại pheromone khác.

Pheromne sinh dục (Sex pheromones)

Ở động vật, pheromone sinh dục thể hiện con cái đã đên lúc sẵn sang cho việc sinh sản. Những con đực cũng tiết ra pheromone để truyền tải thong tin về chủng loài và loại gien. NHiều loại côn trùng có thể tiết ra pheromone sinh dục có sức hấp dẫn bạn tình. Loài lepidopteran có thể phát hiện ra con cái ở cách xa đến 10 km. Ở loài lưỡng tính, pheromones được dùng để dẫn dụ con khác giới đến để thụ tinh. Pheromone cũng được dùng để nhận biết lợn cái đến giai đoạn động dục. Lợn đực xịt pheromone của chúng vào chuồng để thông tin cho lợn cái biết chúng sẵn sang cho giai đoạn sinh sản.

Các loại pheromones khác chưa được phân loại
Sự phân loại pheromone một cách chủ quan dựa trên trên ảnh hưởng của chúng đến hành vi của động vật. Pheromone có them nhiều chức năng phụ như loại pheromone hướng dẫn về tổ ở loài ong, pheromone của ong chúa, pheromone làm cho khuây khỏa.

Ngoài ra cũng có nhiều bài viết về pheromone của người nhưng Scooby-Doo bỏ qua phần này. Chỉ trích một đoạn ngắn như sau: Một vài loại nước xịt cơ thể được quảng cáo có chứa chất dẫn dụ sinh dục để làm kích thích tình dục. Trong những năm 70, "copulins" đăng ký bằng sang chế cho những sản phẩm dành cho người dựa vào những kết quả nghiên cứu trên khỉ. Tiếp theo đó androstenone, mồ hôi nách, và "vomodors" được xem như pheromone của người. Mặc dù vậy, không có chất pheromone cụ thể nào chứng minh ảnh hưởng quan trực tiếp đến hành vi của con người trong các nghiên cứu. May quá các bạn nhỉ? :)

Trong nông nghiệp, các loại pheromone cũng được dùng khá hiệu quả để dụ côn trùng phá hoại chui vào bẫy trong đó có sẵn hóa chất diệt côn trùng.

Bọ Sesiidae trên một bẫy pheromone

Theo: http://www.pbase.com/kstuebin/image/58501174

Bẫy côn trùng trên cánh đồng bông vải
Theo: http://encarta.msn.com/media_4615506...ton_Field.html

Một số ví dụ về tổng hợp pheromone
Mong các bạn tham gia post những phần này lên để bài viết về tổng hợp pheromone được thêm phần phong phú.

Theo: http://en.wikipedia.org/wiki/Pheromone#Human_pheromones

Tài liệu đọc them
http://vietbao.vn/Phong-su/Trang-tra.../40173844/263/
Ps. Scooby-Doo không phải là dân Sinh học và dịch gấp trong thời gian ngắn, nên nếu có dịch không đúng chỗ nào, các bạn sửa dùm nhé.
Scooby-Doo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-24-2008 Mã bài: 28771   #2
vanchungus
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Mar 2008
Posts: 50
Thanks: 3
Thanked 116 Times in 25 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 0 vanchungus is an unknown quantity at this point
Default

Hiện nay, các nhà Hóa học thuộc lĩnh vực tổng hợp Hữu cơ đang nghiên cứu các dự án về tổng hợp các hợp chất có mùi tương tự với mùi của pheromone, ví dụ như MethylEugeunol là một trong những loại ether đã và đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và được sản xuất qui mô công nghiệp tại Viện Hóa học từ những năm 1990, bạn có thể xem thêm thông tin ở đây.

http://www.chem4all.net/forums/showthread.php?t=8
vanchungus vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-24-2008 Mã bài: 28809   #3
napoleon9
Cựu Moderator

"học hoc nữa học mãi ...tới khi
 
Tham gia ngày: Jun 2007
Location: cần thơ
Tuổi: 37
Posts: 480
Thanks: 88
Thanked 49 Times in 37 Posts
Groans: 0
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 48 napoleon9 will become famous soon enough napoleon9 will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to napoleon9
Default

Mặc dù động vật có xương sống và cây cỏ cũng có sử dụng pheromone đễ trao đổi tín hiệu nhưng côn trùng mới là kẻ sử dụng pheromone một cách thiện nghệ nhất. Ví dụ như: ong mật thợ tiết ra chất dẫn dụ để hướng dẫn bày ong bay về tổ. Pheromone của bọ Nhật bản và bọ gypsy có thể dùng để điều khiển nhiều hành vi khác nhau như theo dõi, kiểm soát số lượng qua việc kết đôi và đẻ trứng. Tằm tiết ra chất Bombykol (hình dưới) để hấp dẫn bạn tình.
by thầy Scooby-Doo

mình xin góp vui chút

đây là quy trình tổng hơp Bombykol

he he
ai có biêt pheromone nào dẫn dụ sâu hay rầy nâu ... hại lúa thì cho mình biết để tìm hiểu, hèm nếu có quy trình tổng hợp thì càng tốt .
thú vị quá nếu có được pheromone này thì giúp đỡ cho nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung. Nếu có được thì sẽ giúp nông dân tiết kiệm thuốc sâu ( ít tốn chi phí). Hấp dẫn quá mà khó nuốt quá
thân

Chữ kí cá nhânNguyễn Hoàng Quốc Vũ
quocvu1986@gmail.com



napoleon9 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:40 PM.