Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ - ORGANIC CHEMISTRY FORUM > TỔNG HỢP HỮU CƠ - ORGANIC SYNTHESIS FORUM

Notices

TỔNG HỢP HỮU CƠ - ORGANIC SYNTHESIS FORUM Các kiến thức cũng như kinh nghiệm về tổng hợp hữu cơ, anh em có thể chia sẽ vào đây !

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Sự cạnh tranh giữa thế và khử.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 08-12-2006 Mã bài: 2856   #1
doremon
Thành viên ChemVN
 
doremon's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Tuổi: 37
Posts: 47
Thanks: 3
Thanked 7 Times in 5 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 doremon will become famous soon enough doremon will become famous soon enough
Default Sự cạnh tranh giữa thế và khử

Mọi người giúp doremon 1 chút, doremon đọc sách thấy phản ứng Sn và E luôn có sự cạnh tranh xảy ra, tùy theo điều kiện mà phản ứng nào được ưu tiên hơn: nhiệt độ, dung môi,...
Đối với phản ứng Sn2 và E2, doremon thấy trong sách ghi là:
-chất có tính thân hạch yếu và tính base mạnh ưu đãi cho E2
-chất có tinh 1 thân hạch cao và tính base yếu cho phản ứng Sn2
Vậy bản chất base mạnh và chất thân hạch mạnh khác nhau chỗ nào vậy? Trước giờ doremon nghĩ base mạnh theo Lewis là base có thể dễ dàng cho đôi e, chất thân hạch mạnh là chât tác kích mạnh vào nơi thiếu điện tử, tức là cũng phải dễ dàng cho đôi e.
Với lại, nếu nó khác nhau thì sao phân biệt được, chất nào là base mạnh, chất nào thân hạch mạnh.
Trong sách còn có ghi, trong cùng 1 chu kỳ, tính thân hạch tăng theo tính base, trong cùng 1 phân nhóm tính thân hạch tăng theo bán kính (mà tính base cũng tăng theo bán kính thì phải).
Ngoài ra doremon cũng thắc mắc mấy phản ứng Sn1 và Sn2 (E1 và E2) làm sao dự đoán được ngoài việc căn cứ vào chất nền (nhất cấp hoặc tam cấp), dung môi (phân cực hay phân cực phi proton), ta còn có thể dựa vào đâu để đoán được.
Ví dụ: chất nền là nhị cấp
CH3CH2CH(OTs)CH3 + EtONa --->(dung môi EtOH, nhiệt độ)
vậy sản phẩm là gì và theo cơ chế nào vậy mọi người?
doremon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-12-2006 Mã bài: 2862   #2
TraiTimVietNam
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2006
Tuổi: 34
Posts: 72
Thanks: 5
Thanked 6 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 22 TraiTimVietNam is on a distinguished road
Default

Trích:
Nguyên văn bởi doremon
Mọi người giúp doremon 1 chút, doremon đọc sách thấy phản ứng Sn và E luôn có sự cạnh tranh xảy ra, tùy theo điều kiện mà phản ứng nào được ưu tiên hơn: nhiệt độ, dung môi,...
Đối với phản ứng Sn2 và E2, doremon thấy trong sách ghi là:
-chất có tính thân hạch yếu và tính base mạnh ưu đãi cho E2
-chất có tinh 1 thân hạch cao và tính base yếu cho phản ứng Sn2
Vậy bản chất base mạnh và chất thân hạch mạnh khác nhau chỗ nào vậy? Trước giờ doremon nghĩ base mạnh theo Lewis là base có thể dễ dàng cho đôi e, chất thân hạch mạnh là chât tác kích mạnh vào nơi thiếu điện tử, tức là cũng phải dễ dàng cho đôi e.
Với lại, nếu nó khác nhau thì sao phân biệt được, chất nào là base mạnh, chất nào thân hạch mạnh.
Trong sách còn có ghi, trong cùng 1 chu kỳ, tính thân hạch tăng theo tính base, trong cùng 1 phân nhóm tính thân hạch tăng theo bán kính (mà tính base cũng tăng theo bán kính thì phải).
Ngoài ra doremon cũng thắc mắc mấy phản ứng Sn1 và Sn2 (E1 và E2) làm sao dự đoán được ngoài việc căn cứ vào chất nền (nhất cấp hoặc tam cấp), dung môi (phân cực hay phân cực phi proton), ta còn có thể dựa vào đâu để đoán được.
Ví dụ: chất nền là nhị cấp
CH3CH2CH(OTs)CH3 + EtONa --->(dung môi EtOH, nhiệt độ)
vậy sản phẩm là gì và theo cơ chế nào vậy mọi người?
Topic này phải là sự canh tranh giứã thế và tách chứ bạn???

Chữ kí cá nhân- Nguyễn Xuân Thiên -

TraiTimVietNam vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-12-2006 Mã bài: 2879   #3
doremon
Thành viên ChemVN
 
doremon's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Tuổi: 37
Posts: 47
Thanks: 3
Thanked 7 Times in 5 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 doremon will become famous soon enough doremon will become famous soon enough
Default

trong hóa hữu cơ, hình như xem phản ứng khử với phản ứng tách là 1 mà, doremon thấy mỗi sách viết 1 kiểu, sách viết khử, sách viết thế, nên nghĩ vậy
doremon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-13-2006 Mã bài: 2880   #4
Mikhail_Kalashnikov
Cựu Moderator
 
Mikhail_Kalashnikov's Avatar

 
Tham gia ngày: May 2006
Location: Izhievsk - Russia
Posts: 120
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 27 Mikhail_Kalashnikov will become famous soon enough
Default

Trích:
Nguyên văn bởi doremon
trong hóa hữu cơ, hình như xem phản ứng khử với phản ứng tách là 1 mà, doremon thấy mỗi sách viết 1 kiểu, sách viết khử, sách viết thế, nên nghĩ vậy
Phản ứng cộng hidro vào cacbon không no là phản ứng khử
Mà bạn có thể giải thích thân hạch, nhị cấp tam cấp là gì không? mình ko hiểu
Mikhail_Kalashnikov vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-13-2006 Mã bài: 2883   #5
TraiTimVietNam
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2006
Tuổi: 34
Posts: 72
Thanks: 5
Thanked 6 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 22 TraiTimVietNam is on a distinguished road
Default

Doremon chắc là Sinh viên ĐH rồi! Vì những caí nhị cấp này chương trình PT chả nghe bao h ( thậm chí trong mấy cái giáo trình cũng chả thấy nhắc đến !)

Chữ kí cá nhân- Nguyễn Xuân Thiên -

TraiTimVietNam vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-13-2006 Mã bài: 2886   #6
doremon
Thành viên ChemVN
 
doremon's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Tuổi: 37
Posts: 47
Thanks: 3
Thanked 7 Times in 5 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 doremon will become famous soon enough doremon will become famous soon enough
Default

Ý doremon là chất nền R-X tham gia phản ứng thế Sn hay tách E có gốc R là nhất cấp, nhị cấp hay tam cấp ( tức là bậc 1, bậc 2, hay bậc 3 đó)
doremon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-13-2006 Mã bài: 2895   #7
bluemonster
Wipe out Lazy Man
 
bluemonster's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: HCMUS
Tuổi: 37
Posts: 1,200
Thanks: 132
Thanked 614 Times in 196 Posts
Groans: 28
Groaned at 16 Times in 10 Posts
Rep Power: 107 bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all
Send a message via ICQ to bluemonster Send a message via Yahoo to bluemonster
Default

Trích:
Nguyên văn bởi doremon
Đối với phản ứng Sn2 và E2, doremon thấy trong sách ghi là:
-chất có tính thân hạch yếu và tính base mạnh ưu đãi cho E2
-chất có tinh 1 thân hạch cao và tính base yếu cho phản ứng Sn2
Ko có gì khó hiểu đúng ko, pứ E2 là pứ tách, nên đòi hỏi có một thằng basic mạnh để kéo nguyên tử -Hydrogen ra trong phân tử chất pứ. Còn thằng SN2 thì cần có một nucleophile ngon lành để tác kích vào tâm dương, thay thế nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác ra khỏi phân tử!
Nhưng vấn đề ở đây doremon hỏi là:
Trích:
Nguyên văn bởi doremon
Vậy bản chất base mạnh và chất thân hạch mạnh khác nhau chỗ nào vậy? Trước giờ doremon nghĩ base mạnh theo Lewis là base có thể dễ dàng cho đôi e, chất thân hạch mạnh là chât tác kích mạnh vào nơi thiếu điện tử, tức là cũng phải dễ dàng cho đôi e.
Ở đây, theo BM, có thể hiểu nôm na khi dùng thuật ngữ basic mạnh thì đó là môi trường hoặc chất xúc tác cho pứ, còn khi dùng thuật ngữ nuclephile thì đó là tác nhân pứ (agent).
Còn về sự khác nhau thì có luôn đây:
Một số qui luật nói lên mối quan hẹ giữa cấu tạo và lực nucleophile, từ đó tương ứng với lực basic:
a. Tác nhân nucleophile mang điện tích âm có lực nu lớn hơn acid liên hợp của nó, điều này phù hợp với qui luật của lực basic. Cái này thì khỏi giải thích hỉ !!!
Ex: HO- > HOH ; NH2- > NH3
b. Đối với các tác nhân nu có cấu tạo tương tự nhau và ứng với các nguyên tố trong cùng một chu kì nhỏ của HTTH, sự biến thiên về lực nu tương tự sự biến thiên về lực basic ! Cái này cũng khỏi giải thích hỉ, vì thằng nào giữ e ko chặt thì khả năng cho tốt hơn thôi !
c. Đối với các nguyên tử của những ngyên tố trong cùng một phân nhóm của HTTH, lực nu tăng từ trên xuống dưới theo sự tăng của bán kính nguyên tử và độ phân cực hóa, đồng thời trái với trật tự về lực basic, đây là sự khác biệt đầu tiên, nhưng ko có gì lạ, vì nó đúng với những định nghĩa ban đầu, và cũng phù hợp với qui luật b. Càng thoát khỏi sự kiểm soát của hạt nhân, điện tích của anion các nguyên tử khi đi từ trên xuống dưới, khả năng ái nu càng tăng, trong khi đó đối với một basic thì ngược lại, nó phải lôi kéo được thằng proton ra (trong pứ E2), nên xu hướng liên kết của nó với proton phải tốt hơn của chất nền với proton, khái niệm tốt hơn thì chắc khỏi phải giải thích nhỉ !!!
d. Đối với một tác nhân nu có hóm thế, khả năng pứ càng giảm khi sự án ngữ ko gian tăng bất kểba3n chất nhóm thế, cũng đồng nghĩa với bất kể lực basic tăng hay giảm.
Copy gần right từ page 68 Trần Quốc Sơn sách !
Trích:
Nguyên văn bởi doremon
(mà tính base cũng tăng theo bán kính thì phải).[
really !!!???
Trích:
Nguyên văn bởi doremon
Ngoài ra doremon cũng thắc mắc mấy phản ứng Sn1 và Sn2 (E1 và E2) làm sao dự đoán được ngoài việc căn cứ vào chất nền (nhất cấp hoặc tam cấp), dung môi (phân cực hay phân cực phi proton), ta còn có thể dựa vào đâu để đoán được.
Thôi pa, pa dựa vào mấy cái đó cũng đủ chết rùi ! Còn nếu muốn biết thêm thì phải nghiên cứu từng pứ, nhất là pứ SN2 thì nên nghiên cứu sự tương thích của nu đến tâm C pứ trong transition state, từ từ BM sẽ giới thiệu trong topic FMO phần application (hồi đó có trình seminar bên lớp doremon rồi mà, hôm đó ko biết doremon có ở lại xem ko !?)

Trích:
Nguyên văn bởi súng ống
Mà bạn có thể giải thích thân hạch, nhị cấp tam cấp là gì không? mình ko hiểu
thân hạch là nucleophile, cấp ở đây là bậc của Carbon !!!

Chữ kí cá nhân
Chemistry is a practical science, the theories can't make practices, they just be used to explain practices !
"Thanks" on ChemVN ... SOS


bluemonster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-13-2006 Mã bài: 2907   #8
doremon
Thành viên ChemVN
 
doremon's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Tuổi: 37
Posts: 47
Thanks: 3
Thanked 7 Times in 5 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 doremon will become famous soon enough doremon will become famous soon enough
Default

Thanks bro!
doremon mới ôn lại hóa A1 thì thấy cái vụ tính base tăng theo bán kính trong 1 phân nhóm là sai rùi, mong anh em lượng thứ.

Có điều nếu bản chất của chất thân hạch và base giống như BM nói thì làm sao để mình nhìn vô điều kiện phản ứng mà nhận biết được nó là base mạnh hay chất thân hạch mạnh. Ý doremon tức là trong nhiều phản ứng, tác chất cũng chính là môi trường luôn (phản ứng dung môi giải), vậy mình ko thể so sánh tính base của môi trường với tính thân hạch của tác chất được.
Ví dụ lần trước cũng vậy:
CH3CH2CH(OTs)CH3 + EtONa --->
Do EtO- là 1 base khá mạnh, phản ứng xảy ra sẽ thiên về phản ứng khử hơn
Vấn đề ở đây là làm sao tác giả biết được EtO- là 1 base mạnh mà ko phải chất thân hạch mạnh. Cái này có quy tắc nào hay phải làm nhiều thì biết nhiều.


Cũng giốnh như trong phản ứng tách E1: điều kiện để xảy ra là dung môi phải có khả năng phân ly lớn, có thính thân hạch yếu và phải ko có base mạnh hiện diện
Vậy phản ứng sau đây sẽ xảy ra theo cơ chế nào đây:(theo Sn1 hay E1)
CH3CH2C(CH3)(CH3)Br ---> (trong HCOOH)

Còn vụ phân biệt Sn1 hay Sn2 (E1 hay E2), tại đọc sách thấy có mấy bài tập cho R-X có R là nhị cấp chỉ cho thủy giải trong môi trường base yếu ---> Sn2 ưu thế. Vậy base yếu là dung môi phân cực phi proton phải ko?
doremon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-13-2006 Mã bài: 2909   #9
bluemonster
Wipe out Lazy Man
 
bluemonster's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: HCMUS
Tuổi: 37
Posts: 1,200
Thanks: 132
Thanked 614 Times in 196 Posts
Groans: 28
Groaned at 16 Times in 10 Posts
Rep Power: 107 bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all
Send a message via ICQ to bluemonster Send a message via Yahoo to bluemonster
Default

Trích:
Nguyên văn bởi doremon
Có điều nếu bản chất của chất thân hạch và base giống như BM nói thì làm sao để mình nhìn vô điều kiện phản ứng mà nhận biết được nó là base mạnh hay chất thân hạch mạnh. Ý doremon tức là trong nhiều phản ứng, tác chất cũng chính là môi trường luôn (phản ứng dung môi giải), vậy mình ko thể so sánh tính base của môi trường với tính thân hạch của tác chất được.
Ví dụ lần trước cũng vậy:
CH3CH2CH(OTs)CH3 + EtONa --->
Do EtO- là 1 base khá mạnh, phản ứng xảy ra sẽ thiên về phản ứng khử hơn
Vấn đề ở đây là làm sao tác giả biết được EtO- là 1 base mạnh mà ko phải chất thân hạch mạnh. Cái này có quy tắc nào hay phải làm nhiều thì biết nhiều.
Đến hồi hấp dẫn khi muốn đi sâu vào bản chất của cơ chế !!! hahaha !
Cái này dễ hiểu thôi doremon à, nucleophile hay basic muốn tác kích thì đòi hỏi một độ tương thích nhất định (cái này những nhà hóa hữu cơ thường ít quan tâm, vì họ dày dạn kinh nghiệm, nhưng những nhà hóa lý lý thuyết thì ok luôn !). Chẳng hạn như pứ SN2, do thằng nucleophile tấn công làm ra giai đoạn chuyển tiếp, chính vì vậy, nếu thằng nucleophile cứng quá (chẳng hạn ví dụ doremon đưa ra là anion enolat) thì khả năng tương thích cực kém, nó sẽ có khuynh hướng tách proton ra hơn là đính vào tâm pứ của chất nền. Thế đó, còn rất nhiều các qui luật tương thích, BM đang cố gắng viết một bài hoàn chỉnh các bản chất của những cơ chế thông dụng, chờ tháng sinh nhật sẽ tặng chemvn, hehehe !!!

Trích:
Nguyên văn bởi doremon
Cũng giốnh như trong phản ứng tách E1: điều kiện để xảy ra là dung môi phải có khả năng phân ly lớn, có thính thân hạch yếu và phải ko có base mạnh hiện diện
Khó hiểu quá, cứ hiểu đơn giản vậy thôi, nó đang ở dạng carbocation, nếu có thằng basic mạnh thì nó chơi thằng proton liền (tách proton), nó cần có một lớp vỏ bọc solvate hóa của một dung môi non-nucleophilic. Thế thôi !
[quote=doremon]Vậy phản ứng sau đây sẽ xảy ra theo cơ chế nào đây:(theo Sn1 hay E1)
CH3CH2C(CH3)(CH3)Br ---> (trong HCOOH) [/doremon]
theo BM thì hai pứ đều có thể xảy ra, nhưng có lẽ ưu tiên hơn là pứ SN1, vì môi trường ko có tính basic mạnh lắm !!! Ko biết đúng sai thế nào nhỉ, để đọc sách lại cái đã nhé !!!
Trích:
Nguyên văn bởi doremon
Còn vụ phân biệt Sn1 hay Sn2 (E1 hay E2), tại đọc sách thấy có mấy bài tập cho R-X có R là nhị cấp chỉ cho thủy giải trong môi trường base yếu ---> Sn2 ưu thế. Vậy base yếu là dung môi phân cực phi proton phải ko?
Trong môi trường basic yếu để chủ yếu là tránh thằng E, còn phân biệt hai chú SN1 với SN2 thì yếu tố dung môi chỉ cần biết: nếu kém phân cực thì thằng SN2 thuận lợi, còn phân cực thì SN1 thuận lợi !!!

Chữ kí cá nhân
Chemistry is a practical science, the theories can't make practices, they just be used to explain practices !
"Thanks" on ChemVN ... SOS


bluemonster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-13-2006 Mã bài: 2917   #10
thanhatbu_13
Moderator
 
thanhatbu_13's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2006
Tuổi: 40
Posts: 239
Thanks: 34
Thanked 65 Times in 37 Posts
Groans: 0
Groaned at 7 Times in 5 Posts
Rep Power: 32 thanhatbu_13 will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to thanhatbu_13 Send a message via Skype™ to thanhatbu_13
Default

cho spam phát.
Trích:
,Thế đó, còn rất nhiều các qui luật tương thích, BM đang cố gắng viết một bài hoàn chỉnh các bản chất của những cơ chế thông dụng, chờ tháng sinh nhật sẽ tặng chemvn, hehehe !!!
Quà SN ấy àh, cu "súng ống" nó đang mơ ipot còn tụi này mơ được đi nhậu.
MÀ BM định viết nó theo dưới góc độ nào, bản chất nữa àh, "phan" mấy cái MO vào là ặc ặc ấy, nhưng được như thế rất tuyệt.
Mấy cái này bỏ hơi lâu giờ muốn xem lại cũng nhọc...
thanhatbu_13 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:13 PM.