Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > MATERIALS SCIENCE & MICRO-NANOTECHNOLOGY > POLYMERS & COMPOSITES

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Nhựa polyester không no.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 09-14-2008 Mã bài: 28299   #21
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi C.H.V View Post
Mình hiểu là khi gia nhiệt thì nhựa đóng rắn sẽ nhanh hơn, nhưng vẫn chưa hiểu cái "xúc tác". Tại vì khi cho epoxit vào tạo gốc tự do--> gốc tự do sẽ tác kích tiếp vào nối đôi C=C của mạch. vì các mạch polymer nằm kế nhau, thì gốc tự do cứ việc lan truyền cho tới khi đóng rắn. đâu cần độ nhớt thấp để cho gốc tự do chạy đâu. phải không ?
Xin được phép sửa lại cho rõ:

- trong đóng rắn nhựa polyester không no, chúng ta thường hay dùng chất khơi mào peroxide -O-O-( chứ không phải là epoxit- nhóm chức có trong nhựa epoxy)

-Quá trình đóng rắn nhựa polyester không no là quá trình trùng hợp gốc , cơ chế xảy ra theo hiệu ứng dây chuyền với tốc độ lan truyền sự tạo gốc tự do rất nhanh. Gốc tự do hoạt động được hình thành từ các monomer styrene, prepolymer. Nhưng sự linh động và độ hoạt động của styrene cao hơn prepolymer nên sự lan truyền sự tạo gốc tự chủ yếu được cơi là nhờ monomer styrene.
Tuy nhiên, để có được các gốc tự do hoạt động thì chúng cần phải được tạo ra nhờ các gốc tự do cơ sở. Các gốc tự do cơ sở này là từ peroxide. Chúng phân hủy dưới các tác động nhiệt, ánh sáng, cơ học và chất xúc tiến. Trong nhựa polyester không no, thường người ta đã pha sẵn một lượng chất xúc tiến để giúp phân hủy tạo gốc tự do cơ sở trước khi ta thêm chất khơi mào peroxide vào.
Cơ chế trùng hợp nhờ gốc tự do xảy ra hầu như cấp thời, kết quả là có sản phẩm polymer và không còn dư lượng monomer hay prepolymer. Nhiệt phản ứng sinh ra lớn là giá trị công hợp của tất cả các kết nối tạo nối ngang trên mạch preppolymer / monomer trong cùng một thời điểm.

Nếu các bạn mới tìm hiểu vấn đề này mà chưa học qua nhiệt động học phản ứng trùng hợp polymer thì đừng có lo ngại vì hiện tượng này rất giống và sát với cơ chế phản ứng phân hạch hạt nhân nguyên tử (được trình bày trong chương trình cấp 3). Nghĩa là chúng cần có một lượng tới hạn cho phản ứng, cần có một lượng nhỏ chất tác kích ban đầu và sự lan truyền phản ứng theo hiệu ứng dây chuyền.

Như vậy, từ đây có thể suy luận tiếp cho thực tế ứng dụng như sau:

a- Khi thiếu hoặc không có chất xúc tiến, sẽ không có đủ số lượng gốc tự do cơ sở ban đầu để tạo gốc tự do hoạt động, quá trình trùng hợp gốc hoặc không xảy ra hoặc xảy ra rất rất là chậm dẫn đến quá trình đóng rắn kéo dài, sản phẩm không khô cứng như ý. --> Như vậy, việc gia nhiệt trong trường hợp này hay giai đoạn ban đầu này là cần thiết để có thể tạo đủ số lượng gốc tự do cơ sở.

b- Khi thiếu monomer styrene (do hệ nhựa để lâu ngày bị bay hơi ), quá trình đóng rắn sẽ diễn ra khó khăn hơn ( chậm hơn) do gốc tự do khó tạo từ prepolymer kềnh càng và khi hình thành rồi thì gốc tự do rất bền, khó xảy ra sự truyền mạch tạo gốc tự do kế--> Việc gia nhiệt trong trường hợp này là cần thiết để tăng mức độ truyền mạch tạo gốc tự do hoạt động của prepolymer.

c- Khi phản ứng tạo nối ngang từ các gốc tự do hoạt động và sự truyền mạch lan nhanh, nhiệt phản ứng tỏa ra sẽ dần tăng đến một ngưỡng mà toàn hệ đạt đến nhiệt độ ở đó xảy ra sự cắt mạch tạo nhựng gốc tự do ngay trên mạch polymer mới hình thành và dẫn đến hình thành những liên kết ngang trực tiếp giữa polymer mới với nhau. Làm các polymer mắc mứu sít chặt nhau hơn.Điều này làm giảm nhanh thể tích hệ phản ứng. Tuy nhiên, sự truyền nhiệt trong hệ rắn là không đồng nhất. Hậu quả là có ứng suất cục bộ trong hệ. Kết quả ứng suất này gây đứt gãy cơ học các vùng có liên kết ngang ít và yếu hơn. Bằng mắt thường, chúng ta có thể thấy nhựa co ngót , rạn mặt...--> Giai đoạn này cần làm nguội thay vì cấp nhiệt. Nhưng quá trình làm nguội này là từ từ chứ không phải giảm nhiệt cực nhanh.

d- Khi nhựa đã đóng rắn hoàn toàn qua cơ chế trùng hợp nhờ gốc tự do, do ứng suất có trong hệ, sự phục hồi các mạch polymer vẫn còn tiếp tục, tác động của sấy tiếp trong gia đoạn này là tạo sự nhanh chóng ổn định hệ chứ không phải để hệ hoàn tất các phản ứng khâu mạch.

thay đổi nội dung bởi: Teppi, ngày 09-14-2008 lúc 09:36 AM.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Teppi vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
C.H.V (09-19-2008)
Old 09-18-2008 Mã bài: 28432   #22
Thienduvan
Thành viên ChemVN

Thich khoa hoc
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Tuổi: 42
Posts: 7
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Thienduvan is an unknown quantity at this point
Default

Cảm ơn Teppi!
Sản phẩm của tôi là dạng lưới dệt đã có khả năng bền. Tuy nhiên tôi cần làm tăng khả năng liên kết của vải và cần cố định các mối liên kết để không bị xô các mối liên kết.
Trong sản phẩm mẫu đã sử dụng nhựa polyester không no. Tôi sử dụng nhựa để tăng khả năng liên kết và phần nào tăng bền cho mẫu. Sản phẩm của tôi là sản phẩm mới và khác so với các cách sử lý của vật liệu composite thông thường.
Tôi đã thử thí nghiệm và thấy sản phẩm tăng đáng kể độ bền(khoảng 50% so với mẫu không sử lý). Tuy nhiên, tôi muốn biết tính chất của nhựa, các thông số khi gia công nhựa cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến nó.
Ngoài ra, sau khi ngấm ép nhựa lên vải, nhựa còn lại trên dụng cụ khá nhiều vì vậy thường bị dính lên dụng cụ. Tôi không biết bạn thường sử dụng hóa chất gì để rửa dụng cụ. Tôi vẫn thường dùng cồn để rửa, vẫn có thể rửa được nhưng không thể sạch và mất công.
Nếu bạn đã có nhiều thông tin và kinh nghiệm trong quá trình gia công loại nhựa này, bạn có thể chia sẻ được không?
(Mà có một điều cần hỏi ngoài lề: Teppi làm gì mà lại có hiểu biêt nhiều về nhựa như vậy??)

thay đổi nội dung bởi: Thienduvan, ngày 09-18-2008 lúc 05:29 PM.
Thienduvan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-23-2008 Mã bài: 28690   #23
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi Thienduvan View Post
Cảm ơn Teppi!
sau khi ngấm ép nhựa lên vải, nhựa còn lại trên dụng cụ khá nhiều vì vậy thường bị dính lên dụng cụ. Tôi không biết bạn thường sử dụng hóa chất gì để rửa dụng cụ. Tôi vẫn thường dùng cồn để rửa, vẫn có thể rửa được nhưng không thể sạch và mất công.
Nếu bạn đã có nhiều thông tin và kinh nghiệm trong quá trình gia công loại nhựa này, bạn có thể chia sẻ được không?
-Trong điều kiện an toàn, bạn có thể dùng acetone để ngâm rửa dụng cụ ngay sau khi dùng.
- Nếu không có đủ an toàn thì bạn nên dùng đồ đựng bằng nhựa PP-chờ cho nhựa khô cứng rồ dùng búa hay dao để gỡ tách các mảng bám nhựa khô trên đồ, ca nhựa đựng nhựa polyester. Với con lăn thì để lên bếp điện cho cháy hết.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-24-2008 Mã bài: 28821   #24
Turion64
Thành viên ChemVN
 
Turion64's Avatar

 
Tham gia ngày: Sep 2008
Tuổi: 42
Posts: 31
Thanks: 6
Thanked 3 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 0 Turion64 is on a distinguished road
Default

ở chổ mình cũng đang sử dụng nhựa này và để làm sạch dụng cụ thì mình thường cho thêm ít xúc tác vào phần nhựa dư lại ở dụng cụ ( bằng nhựa hoặc bằng tôn) đợi khi cứng thì ta có thể dùng tay bóp quanh ca,( chén, tô ) nhựa sẽ bóc ra từng mảng rất dễ dàng.
Turion64 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-23-2008 Mã bài: 30235   #25
bokho
Thành viên ChemVN
 
bokho's Avatar

 
Tham gia ngày: Oct 2008
Location: TPHCM
Tuổi: 36
Posts: 9
Thanks: 2
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 0 bokho is an unknown quantity at this point
Default

xin cho biết về ưu, nhược điểm của UP luôn được ko zậy? thanks.
bokho vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-06-2009 Mã bài: 38629   #26
TRƯƠNG AN
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2009
Tuổi: 48
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 TRƯƠNG AN is an unknown quantity at this point
Default

Xin chào các Bác,

Em là thành viên mới tham gia diễn đàn, có lời chào các Bác. Em theo dõi các bài viết trong mục Polymers và Composites thấy rất hay và bổ ích.

Hiện nay em đang làm một số thí nghiệm về composite và rất mong muốn sự hỗ trợ của các Bác về thông tin vật liệu. Các Bác cho em hỏi có thể mua sợi Carbon (Carbon fiber, dạng tấm dệt hoặc sợi) ở đâu với). Em ở Hà Nội.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các Bác. Em cảm ơn các Bác nhiều.

Trương An.
TRƯƠNG AN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-01-2009 Mã bài: 39847   #27
Hao312
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jun 2009
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Hao312 is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Nguyên văn bởi TRƯƠNG AN View Post
Xin chào các Bác,

Em là thành viên mới tham gia diễn đàn, có lời chào các Bác. Em theo dõi các bài viết trong mục Polymers và Composites thấy rất hay và bổ ích.

Hiện nay em đang làm một số thí nghiệm về composite và rất mong muốn sự hỗ trợ của các Bác về thông tin vật liệu. Các Bác cho em hỏi có thể mua sợi Carbon (Carbon fiber, dạng tấm dệt hoặc sợi) ở đâu với). Em ở Hà Nội.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các Bác. Em cảm ơn các Bác nhiều.

Trương An.
Công ty mình hiện đang phân phối sản phẩm sợi carbon của TORAY (Nhật Bản) sản xuất. Bạn có thể liên hệ với mình qua email: hao.nguyen@carbonfiber.com.vn hoặc qua điện thoại: 0979.587.806
Hao312 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-18-2009 Mã bài: 46378   #28
C.H.V
Moderator
 
C.H.V's Avatar

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Location: Ho Chi Minh city
Tuổi: 36
Posts: 205
Thanks: 105
Thanked 298 Times in 109 Posts
Groans: 1
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 36 C.H.V has a spectacular aura about C.H.V has a spectacular aura about
Default

Mình cần làm một mẫu nhựa UP công nghiệp để đo uốn, đổ nhựa vào khuôn 10x15x0.2 (cm3). Nhựa UP sau khi đã cho MEKP 1% vào rồi thì mình rót nhẹ vào khuôn lần lượt từ đầu khuôn đến cuối khuôn. Lúc vừa đổ nhựa vào khuôn xong thì bọt khí rất ít, nhưng sau khoảng 10 phút thì xuất hiện bọt khí lớn. Mẫu mà có bọt khí thì ảnh hưởng rất nhiều đến tính cơ lý của mẫu.
Có cách nào loại bỏ được bọt khí không ? mong các bạn chỉ dẫn.
C.H.V vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-19-2009 Mã bài: 46400   #29
Turion64
Thành viên ChemVN
 
Turion64's Avatar

 
Tham gia ngày: Sep 2008
Tuổi: 42
Posts: 31
Thanks: 6
Thanked 3 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 0 Turion64 is on a distinguished road
Default

Lúc đầu có bọt khí là do thao tác của bạn, nếu làm cản thận thì hầu như không có bọt. nhưng sau đó (khoảng 10') thì xuất hiện bọt khí lớn, do lúc này đang xảy ra quá trình đóng rắn nhựa, lượng nhiệt sinh ra nhiều làm xuất hiện bọt khí càng nhiều hơn. để giảm bọtkhis sinh ra tong giai đoạn này bạn nên :
1. giảm hàm lượng MEKP
2. Sau khi rót nhựa vào khuôn bạn nên làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh khuôn xuống.
Turion64 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Turion64 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
C.H.V (09-19-2009)
Old 10-03-2009 Mã bài: 47544   #30
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi C.H.V View Post
Mình cần làm một mẫu nhựa UP công nghiệp để đo uốn, đổ nhựa vào khuôn 10x15x0.2 (cm3). Nhựa UP sau khi đã cho MEKP 1% vào rồi thì mình rót nhẹ vào khuôn lần lượt từ đầu khuôn đến cuối khuôn. Lúc vừa đổ nhựa vào khuôn xong thì bọt khí rất ít, nhưng sau khoảng 10 phút thì xuất hiện bọt khí lớn. Mẫu mà có bọt khí thì ảnh hưởng rất nhiều đến tính cơ lý của mẫu.
Có cách nào loại bỏ được bọt khí không ? mong các bạn chỉ dẫn.
Hi,

Vấn đề này thuộc kỹ năng phòng thí nghiệm.

Để tránh bọt khí mà vẫn dùng được nhiều tỷ lệ chất đóng rắn hoặc ở các nhiệt độ khác nhau để khảo sát , bạn cần chuẩn bị khuôn có thể giải nhiệt nhanh và có thể tạo áp lực trong quá trình định hình mẫu.

Sử dụng tấm 03 tấm nhôm ,02 tấm film Teflon và 04 ngàm kẹp loại dùng cho kẹp nẹp gỗ (hình chữ U có một thanh chạy và một thanh cố định).

02 tấm nhôm sẽ làm đế và mặt. 01 tấm còn lại có độ dày = độ dày mẫu + 0.2mm. Tấm này có phần rỗng theo đúng kính thước ngang và rộng của mẫu đo + 0.2mm.

Tấm fim teflon được đặt trên và dưới tấm nhôm có phẩn rỗng.

Như vậy cấu trúc như sau:

nhôm mặt
fim teflon
nhôm rỗng
fim teflon
nhôm đáy


04 ngàm sẽ dùng để kẹp 04 bên của cấu trúc này

Đô nhựa vào mậu:

Sau khi phối MEKPO, dùng ống tiêm nhựa loại 50cc ( không có kim) rút nhanh nhựa vào. Bơm nhẹ vào vách tấm nhôm rỗng và di chuyển theo hình zigzag từ trên xuống. Sau khi hoàn tất bơm điền vào các phần rỗng, nhẹ nhàng đậy tấm fim lên, dùng thước phẳng gạt phần dư ra mép.

Áp tấm nhôm mặt lên. Dùng ngàm để kẹp khuôn lại chờ nhựa đóng rắn.

Có thể thay fim teflon bằng fim đèn chiếu với sử dụng chất chống dinh ở mặt tiếp xúc nhựa. sau này nếu có khả năng cơ khí thì bạn chế thêm các rãnh chạy uốn quanh tấm nhôm giữa để có thể cho nước lạnh đi qua làm nguội bằng máy router .

Thao tác đòi hỏi nhanh nhưng phải khéo trong qua trình phối đóng rắn và bơm nhựa.

Lưu ý:

-Không khuấy nhựa mạnh vì sẽ sinh bọt chậm tan. Không để có phần không khí trong ống tiêm khi rút nhựa.
-Không tránh được hiện tượng mẫu bị co rút sau khi đóng rắn. Nếu có xảy ra thì phải tạo khuôn đúc mẫu có kính thước lớn hơn. Phần thửa do co rút sẽ được mài máy để cân đối.

Chúc bạn thành công,

Thân,

Teppi

Chữ kí cá nhânIgnorance is dangerous, but sharing knowledge without responsibility is more dangerous


thay đổi nội dung bởi: Teppi, ngày 10-03-2009 lúc 05:36 PM.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Teppi vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
C.H.V (10-04-2009)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:03 AM.